Thân thương tiếng rao đất Sài Gòn xưa

Tác giả Omega+
Thân thương tiếng rao đất Sài Gòn xưa

Tiếng rao ở Sài Gòn, thứ âm thành gắn liền với hồi ức tuổi thơ và vẫn còn rất thân quen trong đời sống thị thành thường nhật.

Với mỗi cảnh người, tiếng rao ấy có thể khuấy động nỗi xúc cảm miên man, có thể gợi suy tưởng về nhân sinh trong quá khứ, hay chăng, chỉ đơn giản là một cơn thèm ăn bất chợt.

Trong nội dung kỳ này, Vietales mời bạn cùng rảo bước trên những dòng ghi chép của E. Bergès – một người Pháp thuộc về trăm năm trước, tìm lại hình bóng những người hàng rong Sài Gòn dầm mưa dãi nắng, bền bỉ mưu sinh:

tiếng rao ở sài gòn

Từ tờ mờ sáng, Sài Gòn thức dậy trong tiếng rao, tiếng mời chào và tiếng ồn của hàng ngàn người bán hàng rong tỏa đi mỗi khu phố, mỗi con đường và rao món hàng của mình một cách mặn mà, từ Chợ Lớn đến Đa Kao, từ Cảng đến Xưởng đóng tàu, từ chợ mới đến chợ cũ, từ nhà thờ đến khu đồng Tập Trận. Suốt cả ngày, trong ánh nắng rực rỡ của xứ Nam kỳ hoặc dưới cơn mưa tầm tã, những người bán hàng, đặc biệt là những người vác đòn gánh trên vai hay đội rổ trên đầu, cất đủ loại tiếng rao dưới những tán me hay phượng, thu hút những khách quen lúc nào cũng muốn tìm một bữa ăn nhẹ hay một món hàng vừa tiền.

1. Tiếng rao cô bán mía

Cô còn trẻ, mảnh mai, xinh xắn. Trên chiếc khăn sạch của mình, cô bày một cái sàng lớn, trên để những khúc mía đều tăm tấp. Vỏ mía bóng láng, ruột mía mọng nước, ngọt và dễ nhai. Cô bán hàng rời đi, bước chân nhịp nhàng, thanh thoát; một tay giữ đồ, một tay rảnh rỗi đánh nhịp theo bước chân mềm mại. Tiếng rao của cô thỉnh thoảng cất cao lên, ngân nga và du dương:

tiếng rao cô bán mía

Ở đại lộ Norodom [nay là đường Lê Duẩn], cô bị mấy cậu bé ngăn lại, mua một khúc mía đường với giá hai xu. Cô bán hàng đặt sàng lên vỉa hè, ngồi xổm xuống, vừa nghỉ một chút vừa nở nụ cười và cất lời mời chào, trong khi chỗ cô dừng lại xuất hiện bã mía vừa nhai xong. Cho tiền xu vào túi áo trắng, cô đội sàng lên đầu rồi rảo bước về phía vườn hoa ở đường Pellerin [nay là đường Pasteur] với vẻ nghiêm chỉnh, duyên dáng và cánh tay đung đưa nhè nhẹ, cô cất lên những nốt nhạc rõ ràng:

Ai ăn mía không?

tiếng rao cô bán mía

2. Tiếng rao cô bán cháo cá

Tiếng rao cô bán cháo cá

Lúc đó là năm giờ chiều, dọc theo đường Legrand-de-La-Liraye [nay là đường Điện Biên Phủ], cứ một chốc lại vang lên giai điệu ngắn ngủi của cô bán cháo cá.

Cô dừng lại ở góc đường Lareynière [nay là đường Trương Định], đặt quang gánh xuống vỉa hè, vội vã xếp tô lên một cái dần tre đặt giữa hai cái nồi, nổi lửa và lập tức phục vụ món cháo cá hoặc cháo đậu cho những khách hàng vội vã.

Thỉnh thoảng, cô đối món và rao:

Tiếng rao cô bán cháo cá

3. Tiếng rao cụ bà bán đậu đen nấu đường

Đó là một cụ bà mặc đồ đen, trên đầu đội một cái khăn sặc sỡ, nhưng đã xỉn màu do những vết ố bẩn của sự nghèo túng.

Bà vừa ngược đường Mac Mahon [nay là đường Nam kỳ Khởi Nghĩa] vừa rao món đậu đen nấu đường của mình bằng chất giọng rất vang:

tiếng rao đậu đen nấu đường

4. Tiếng rao các “nhỏ” bán đậu phộng rang và hạt dưa

Hai thằng bé, chừng 8 đến 10 tuổi, quần áo nhếch nhác, nhúm tóc phất phơ theo gió, ánh mắt tỉnh ranh.

Chúng chạy nhảy trên đường Pellerin, thích thú với những chuyển động của con đường, cười đùa, trêu chọc, đuổi bắt, thỉnh thoảng lại mắng mỏ nhau, rồi đột nhiên cố định cái thùng cũ kỹ chúng đeo trên cố, ngân nga tiếng rao:

tiếng rao bọn trẻ bán đậu phộng

Chúng thò tay vào hộp lấy ra những gói đậu phộng và hạt dưa nhỏ bọc trong giấy báo rồi người mua rời di, dùng răng khéo léo tách lấy phần màu trắng ăn được giữa hai mảnh vỏ. Bọn nhỏ tiếp tục lên đường, gân cố rao hàng, chẳng quan tâm gì đến giấc ngủ trưa của những người mệt mỏi, vì đã gần 2 giờ chiều rồi.

5. Tiếng rao cô bán trứng vịt lộn

tiếng rao bọn trẻ bán đậu phộng

Cô còn rất trẻ để bán “những quá trứng thế kỷ” này! Có lẽ cô thừa kế chúng từ mẹ, còn mẹ cô thì thừa kế chúng từ bà ngoại…

Hẳn là chúng ta sẽ gặp lại những con vịt từ thời chinh phục, chính chúng đã đẻ ra những quả trứng màu hoa cà, tô giả vân đá, lâu đời và cực kỳ khó vỡ này…

Cùng lắng nghe Thị Ba lôi kéo người mua:

tiếng rao bọn trẻ bán đậu phộng

Cô mời khách một món ăn trọn vị, và sẽ thật hoàn hảo nếu thêm chút muối, tiêu và vài cọng rau thơm.

6. Tiếng rao anh chàng người Hoa bán hủ tiếu

Anh vừa đẩy chiếc xe hàng của mình vừa làu bàu và dừng lại để chế một tô hủ tiếu gà hoặc lợn, giá đỗ, ớt. Kêu mãi cũng mệt, anh lấy đũa gõ lên một thanh tre cầm ở tay trái, bàn tay lần lượt mở ra rồi nắm lại để âm thanh bén hơn và trầm hơn: ti to, ti to, ti ti ti to,

Ai lại không biết nhịp điệu và âm thanh khô khan ở tiếng rao của anh hủ tiếu hay là mùi vị món ăn của anh ta?

tiếng rao anh hủ tiếu

7. Tiếng rao người bán chè đậu

Đó là những ca sĩ về đêm, những giọng ca so-pra-ni đẹp nhất…

tiếng rao người bán chè đậu

Nốt gần cuối của bài hát run rẩy, lắng đọng lại, vút lên thật cao rồi trầm xuống một cách dễ chịu với một nốt cuối rung ngân thật lâu trong đêm, như đang gảy một dây đàn ghi ta.

Những nghệ sĩ này bán chè đậu đựng trong tô, gạo nếp nghiền nhỏ và đậu xanh khô nấu với dừa nạo và đường cát, cháo đậu đỏ nấu lên, thêm mắm chưng, có khô bằm, trứng vịt và vài thứ khác. Dưới đây là hai câu rao đặc trưng:

tiếng rao người bán chè đậu
tiếng rao người bán chè đậu

Không chỉ giới hạn trong không gian của những gánh hàng ăn, cảnh đời ẩn trong tiếng rao của đủ loại thân phận và lớp người: người giác hơi, thợ khóa, nghệ sĩ đường phố, người Hoa mua ve chai, người ăn xin ngày rằm, cụ ăn mày mù lòa,… cũng được E. Bergès tường tận ghi lại.

Trên đây chỉ là 7 trong số 57 ghi chép của tác giả người Pháp về tiếng rao ở Sài Gòn và bạn có thể khám phá thêm trong cuốn Nước Nam một thuở.

tiếng rao bà cụ ăn mày mù lòa
Share