Vua Minh Mạng (明命, 1791 – 1841), tên húy là Đảm, còn có tên gọi khác là Nguyễn Phúc Kiểu (阮福皎), là vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Ngài là con của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, thường được gọi là Tứ hoàng tử, vốn thông minh lại chăm chỉ học hành từ thuở nhỏ.
Khi Đông cung Cảnh mất, vua Gia Long chọn ngài làm người kế vị, sớm cho làm quen với việc triều chính. Vua Minh Mạng chính thức lên ngôi vào năm 1820 khi đã ở độ tuổi chín chắn, lại có kinh nghiệm thực tiễn lâu dài trong coi sóc chính sự, nên triều đại ngài cai trị đạt tới đỉnh cao của nền quân chủ chuyên chế, với hàng loạt cải cách hành chính thành công và việc mở rộng lãnh thổ tới cực điểm.
Về đời sống riêng tư, nhà vua không thua kém ông tổ ngài là Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu khi có đến hơn một trăm con trai lẫn con gái, hậu cung ba nghìn giai lệ. Tuy nhiên, cũng giống Quốc chúa, vua Minh Mạng suốt đời chỉ dành ba nghìn thương yêu ấy cho một người: Tá Thiên Nhân Hoàng hậu.
Tá Thiên Nhân Hoàng hậu vốn tên húy là Hồ Thị Hoa (胡氏華), là con gái của Phúc Quốc công Hồ Văn Bôi, người gốc Biên Hòa. Phúc Quốc công trước đây thuộc hàng danh thần Vọng Các(9), từng theo hầu vua Gia Long trong những ngày lưu vong tại Thái Lan, nên được hưởng đặc ân có con gái tiến cung làm chính thất, sánh đôi với thế tử. Hồ thị là người hiền thục, lại hết lòng hiếu kính cha mẹ chồng nên được vua Gia Long yêu mến, ban cho tên mới là Thật (實), lại giảng giải rằng tên cũ (華 – Hoa) của Hồ thị chỉ lấy hương thơm làm nghĩa, không bằng tên mới có chữ miên ở trên, chữ quán ở dưới, gồm cả quả phúc. Tuy mang cái tên được gửi gắm nhiều hy vọng, nhưng Hồ thị không may yểu mệnh. Vào cung được một năm, nàng sinh hoàng trưởng tử Miên Tông(10) được hơn 10 ngày thì mất, khi ấy mới 17 tuổi trời.
Những ngày bên nhau dẫu ngắn ngủi, nhưng hương xưa của người cũ chưa bao giờ nhạt phai trong lòng đấng quân vương, như lời dụ sau này của Nhân Tuyên Từ Khánh Hoàng thái hậu11 rằng: “Nhân Hoàng đế(12) lòng thương vợ cả, nên hậu ban ân lễ, cho thụy là Thuận Đức, phong là Thần phi, ở ngôi 21 năm vẫn dành hư vị đợi chờ, không phải là không có ý”.
Vì ngai vàng nhà Nguyễn mới lập không lâu, chính sự còn nhiều rối ren, nên vua Minh Mạng không bao giờ bộc lộ rõ tấc lòng mình với người vợ đã khuất qua văn thơ, tránh bị quyền thần lợi dụng. Người đời sau nếu tinh ý mới có thể nhận biết được tình cảm sắt son mà vua ký thác qua từng hành động, ví như sách phong cho Hồ thị hai lần sau khi người mất, truy tôn cha Hồ thị làm Nghiêm Vũ tướng quân, mẹ làm Nhị phẩm phu nhân, xây cất đền thờ riêng cho người bên ngoài cung cấm rồi rước thần chủ13 về hương khói ở đó, lại hết sức bảo đảm cho con chung của cả hai là hoàng tử Miên Tông được nối ngôi thuận lợi giữa những toan tính chốn cung đình.
Vì ngai vàng nhà Nguyễn mới lập không lâu, chính sự còn nhiều rối ren, nên vua Minh Mạng không bao giờ bộc lộ rõ tấc lòng mình với người vợ đã khuất qua văn thơ, tránh bị quyền thần lợi dụng. Người đời sau nếu tinh ý mới có thể nhận biết được tình cảm sắt son mà vua ký thác qua từng hành động, ví như sách phong cho Hồ thị hai lần sau khi người mất, truy tôn cha Hồ thị làm Nghiêm Vũ tướng quân, mẹ làm Nhị phẩm phu nhân, xây cất đền thờ riêng cho người bên ngoài cung cấm rồi rước thần chủ13 về hương khói ở đó, lại hết sức bảo đảm cho con chung của cả hai là hoàng tử Miên Tông được nối ngôi thuận lợi giữa những toan tính chốn cung đình.