[Truyện ngắn] Người cắm cọc Bạch Đằng

[Truyện ngắn] Người cắm cọc Bạch Đằng
Người cắm cọc Bạch Đằng

Dưới nắng trưa gay gắt, một chàng trai trẻ, vai xăm Sát Thát, chân lún trong bùn. Trước mặt anh là cây cọc cao gần hai trượng, đầu bịt sắt. nhọn như lưỡi giáo. Theo lời các bô lão, anh buộc tre ngang thân gỗ, cùng đồng đội ấn cọc xuyên xuống lòng sông Bạch Đằng.

Dòng nước tụ thì long hội, long hội thì đất lớn. Vùng đất Thủy Nguyên này được tứ giác nước nuôi dưỡng như mạch nguồn sự sống: sông Bạch Đằng hùng vĩ phía Bắc, sông Cấm êm đềm phương Nam, sông Kinh Thầy và Hàn Mấu uyển chuyển đằng Tây, và đại dương rộng lớn trời Đông. Nơi đây là chiến địa quyết định vận mệnh nước Việt qua bao triều đại, từ Ngô Vương đuổi Nam Hán cách đó ba thế kỷ, đến Lê Đại Hành chặn quân Tống, và giờ là Hưng Đạo vương đối đầu đại địch Nguyên Mông. Đất này là nơi trui rèn anh tài, nung họ qua khói lửa, để rồi chỉ bậc anh kiệt xứng đáng mới chiến thắng trở về, khắc ghi tên tuổi mình vào sử xanh.

NguoiCamCocBachDang_A2

Bỗng, người lính vô danh ngừng tay. Rút dao sắc bên hông, anh đưa lên thân cọc và bắt đầu khắc. Lưỡi dao chạm tới đâu, hình chim lạc hiện ra tới đó. Những đường nét thô ráp hằn sâu vào thân gỗ như lời thề: 

Hùng khí nơi đây sẽ mãi che chở nước Nam”. 

Khói sương bảng lảng, trên đồi cao hiện lên bóng hình Hưng Đạo vương, áo choàng đỏ tung bay trong gió. Tiếng tù và vang vọng từ xa. Bãi cọc đã hoàn thiện, tạo thành một trận đồ vây quanh mảnh đất ấy, chỉ chờ giặc tới để quyết thắng bại một phen.

Người cắm cọc Bạch Đằng

Vài chục năm sau, Trương Hán Siêu ngồi trên thuyền nhỏ xuôi dòng Bạch Đằng. Gió thổi phần phật, áo xanh phấp phới, đôi tay gầy guộc đặt trên mạn thuyền. Trước mắt ông, bãi cọc xưa vẫn sừng sững, phủ rêu xanh, một số gãy ngang để lộ răng cưa tua tủa. Lão lái đò, vai mang chữ Sát Thát hằn sâu, chỉ tay về phía xa: 

Đây là nơi quân Trần giao tranh với giặc Nguyên” 

Mắt Trương Hán Siêu sáng lên, lặng nghe lão kể lại trận đánh bi tráng năm xưa.

Trời vừa tảng sáng, không khí căng như dây đàn. Quanh đó, hàng vạn chiến binh nhà Trần nín thở, tay nắm chặt vũ khí. Sau tất cả, đoàn thuyền khổng lồ của Ô Mã Nhi hiện lên, cờ quạt rợp trời, mũi thuyền đạp sóng lướt băng băng về cửa biển. Nguyễn Khoái dẫn thuyền nhỏ ra khiêu chiến, cố gắng câu giờ. Quân Nguyên mải mê truy đuổi mà không biết rằng cổng địa ngục đã mở sẵn. 

Khi quân Nguyên vào đúng trận địa mai phục, các chiến binh Đại Việt hai bên bờ ập vào giữ chân chúng. Chưa hết, từ ngoài cửa biển, quân nhà Trần đổ ra chặn lối thoát chính ở cửa Bạch Đằng, đưa thuyền lớn chắn ngang sông như tường thành. Quân Nguyên bị lùa vào cạm bẫy đã giăng sẵn. Các chiến binh Đại Việt cố gắng giữ vững trận địa. 

Sau nhiều giờ giao tranh, cuối cùng thời khắc định mệnh đã điểm. Thủy triều dần rút xuống, từng dãy cọc nhọn từ đáy sông rẽ nước vọt lên đâm vào đáy thuyền giặc. Tiếng gỗ rạn vỡ hòa cùng tiếng la hét của binh sĩ nhà Nguyên. Giữa dòng nước cuồn cuộn, các chiến hạm khổng lồ liên tiếp bị cọc đâm trúng, cái bị xiên thủng, cái thì lật ngang.

Nước ùng ục tràn vào, quân Nguyên vội vàng nhảy xuống sông tìm cách bơi vào bờ. Ô Mã Nhi đứng trên soái hạm, mặt cắt không còn giọt máu. Tay hắn run rẩy không thể kiểm soát, nhưng vẫn ráng vung kiếm, lệnh phải đột phá vòng vây bằng mọi cách. Nhưng bấy giờ nước triều đã rút quá thấp. Thuyền nhà Nguyên vừa bị thuyền lớn nhà Trần chặn đường, vừa kẹt trong cọc gỗ, cứ dồn ứ lại như đống củi, phơi mình ra như cá nằm trên thớt.

“SÁT THÁT!”

Quân Trần gầm lớn, bắn tên như mưa, đồng loạt thả bè lửa. Chúng biến thành những mũi hỏa tiễn xé gió lao thẳng vào hạm đội Nguyên Mông. Hàng dãy thuyền lớn bị đánh trực diện, lửa bùng lên nuốt chửng cột buồm. Lính Nguyên té xuống sông, dòng nước Bạch Đằng chảy xiết đẩy vào rừng cọc, bị quân Trần dùng giáo dài đâm chết. Còn những kẻ cố gắng bám trụ với thuyền thì kết cục thê thảm không để đâu cho hết. Gỗ cháy đượm tạo nên âm thanh lép bép rợn người. Khói đen cuồn cuộn khắp mặt sông, cuốn theo tàn lửa đỏ rực. Khung cảnh thật không khác gì hỏa ngục. 

Hưng Đạo vương vẫn bình tĩnh theo dõi bàn cờ từ xa. Mọi thứ đúng như ông tính toán, không sai lệch một ly. Một tràng tù và lớn vang lên. Quân Trần trèo lên soái hạm, quyết tóm gọn Ô Mã Nhi. Hắn vung kiếm vùng vẫy giữa vòng vây, quyết tìm đường sống. Thế nhưng thuyền cứ nghiêng dần, rồi chìm hẳn trong tiếng gầm của sóng. Vóc dáng to lớn của tên tướng giặc rơi từ sàn tàu xuống mặt sông đánh “Ầm” một tiếng và Đỗ Hành ập tới bắt sống giải đi. Khi mặt trời ngả bóng, hàng trăm chiến hạnh nhà Nguyên đã hóa thành tro bụi, xác giặc lênh đênh trên mặt nước đỏ ngầu. Trận Bạch Đằng đã kết thúc.

Trương Hán Siêu lặng thinh vì xúc động, bấy giờ mới thở phào. Thật là một trận đánh kinh thiên động địa. Ông ngó sang bên cạnh, nhìn thấy một chiếc cọc kỳ lạ có khắc chim lạc, lòng kính nể dâng trào. Đây không chỉ là chiến địa, mà là lò tôi luyện minh chủ. Đất thiêng chọn người tài, để rồi muôn thuở vang danh. Ông đứng dậy, xin lão lái đò cho cầm lái và tự mình chèo thuyền xuôi dòng. Rồi, ông ngâm: 

 Sông Đằng một dải dài ghê,
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông,
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.

Người cắm cọc Bạch Đằng
NguoiCamCocBachDang_3

Bảy thế kỷ sau, trên mảnh đất được sông Bạch Đằng bồi đắp, một thành phố trung tâm hiện đại thành hình tại thị trấn Núi Đèo, nối Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Dưới chân núi Sơn Đào, tiếng máy móc gầm vang thay cho tiếng búa gỗ ngày xưa. Đây là dự án duy nhất được tứ giác nước bao bọc và núi Sơn Đào linh thiêng ôm trọn, mang thế phong thủy “Tàng Phong Tụ Khí – Khí Tụ Hữu Tình” vững chắc hiếm có. Gần đấy còn đền Thượng Sơn, vừa là di sản, vừa là nơi cai quản chế ngự về tâm linh. Thủy Nguyên thật xứng danh vùng đất di sản, hội tụ đầy đủ thế mạnh từ quá khứ hào hùng cho đến tương lai rực rỡ. 

Dọc sông Bạch Đằng, một gia đình lái xe băng ngang qua khu di tích chiến thắng. Cậu bé con ngồi bên cạnh cha, đôi mắt tò mò hướng về dòng nước. Nổi chìm giữa sông là một thân cọc phủ đầy rêu phong, vẫn sừng sững suốt trăm năm. Chiếc cọc ấy có khắc hình con chim lạc. Thấy con trai cứ ngoái đầu lại nhìn, người cha dừng xe, chỉ xuống: 

– Tổ tiên ta đóng cọc giữ nước ở đây. Đất này thiêng lắm. Giờ nhà mình vào tham quan chút, rồi bố chở hai mẹ con đi xem nhà mới.

Cậu bé gật đầu, mắt sáng rực.

Cách đó không xa, bóng núi Sơn Đào ôm trọn vào lòng nó những tòa nhà tuyệt mỹ, ánh đèn lung linh như những vì sao khi trời chuyển chạng vạng. Từ rừng cọc gỗ năm xưa đến những tòa nhà hiện đại hôm nay, Hồn thiêng trường tồn vẫn nằm lại đất Thủy Nguyên, nơi anh tài tụ hội, sẵn sàng viết tiếp những hành trình mới.

Chia sẻ câu chuyện này

Câu chuyện mang tính hư cấu,
được lấy cảm hứng dựa trên các sự kiện lịch sử có thật

Team Thiết Kế Bức Tranh AI:
Art Director:  Trongchit
Artist: Giang Giô
Designer: Hung Phung
Người cắm cọc Bạch Đằng
Share