Để so sánh, trung bình diện tích canh tác của một hộ gia đình nông nghiệp tại Mỹ là 446 mẫu Anh, tương đương khoảng 1.8km2. Theo số liệu từ chính phủ Trung Quốc, mặc dù diện tích ruộng tại phần lớn các khu vực nông nghiệp nước này vẫn đủ rộng cho việc cơ khí hóa, đến 2019 thì tỷ lệ này đã lên tới 70%, nhưng Trung Quốc sẽ không thể tận dụng lợi thế quy mô và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động như của nông dân Mỹ được.
Sử dụng Google Maps để đo đạc diện tích của một mảnh ruộng bất kỳ (diện tích đất ngăn cách bởi các con đường) tại Mỹ và Trung Quốc, nó cho thấy sự khác biệt rõ rệt về quy mô đất canh tác của hộ gia đình Trung Quốc so với Mỹ.
Đối với thịt và thủy sản, những mặt hàng không bị giới hạn nhiều bởi diện tích đất canh tác, Trung Quốc có sự tự chủ cao hơn. Trước năm 2018, nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc được đáp ứng chủ yếu bởi nguồn cung nội địa, thịt nhập khẩu chỉ đáp ứng khoảng 3%. Nhưng từ năm 2018, do ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là dịch Tả lợn châu Phi, số đầu lợn của Trung Quốc giảm mạnh, dẫn tới việc nhập khẩu thịt tăng đột biến.
Đối với thủy hải sản, Trung Quốc là nước có sản lượng lớn nhất thế giới. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, sản lượng thủy hải sản của nước này đạt 65.49 triệu tấn, trong đó thủy hải sản chăn nuôi chiếm 79.8%.
Mặc dù Trung Quốc rất nỗ lực để tăng cường khả năng tự chủ về nguồn cung lương thực và thực phẩm, nhưng sản lượng lương thực nội địa của Trung Quốc vẫn không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của 1.4 tỷ dân, và nước này vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn một số mặt hàng nông sản từ nước ngoài.
Theo số liệu từ Ủy ban Dự báo Nông nghiệp Trung Quốc CAOC, trong niên vụ 2022/23, với một số loại nông sản quan trọng như Ngô, Đậu tương hay Đường, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn. Trung Quốc, mặc dù là nước sản xuất ngô lớn thứ hai thế giới, nhưng vẫn phải nhập khẩu thêm khoảng 6% nhu cầu nội địa. Đặc biệt với đường, mặc dù nhập khẩu 1/3 nhu cầu tiêu thụ nhưng Trung Quốc dự kiến vẫn sẽ thiếu hụt 1.45 triệu tấn đường.