Do Thái – Ả Rập diễn nghĩa – Phần 4: Palestine, Con thuyền bất ổn và bến bờ vô định​ (1)

Tác giả La Gia Thịnh
Do Thái – Ả Rập diễn nghĩa – Phần 4: Palestine, Con thuyền bất ổn và bến bờ vô định​ (1)

Trong những bài viết trước, các bạn đã hiểu được những vấn đề về nguồn gốc lịch sử của sự xung đột giữa hai dân tộc Israel và Palestine. Hơn nữa, các bạn cũng đã hiểu thêm về West Bank, vùng chiếm đóng của quân đội Palestine, với vô số những cộng đồng người Palestine và Israel đan xen chằng chịt lên nhau.  Trong tập này, chúng tôi sẽ làm rõ thêm về nội tình thực sự của hai bên, để từ đó thấy rằng mọi chuyện thực sự rối ren, nội ngoại bất ổn cho cả hai dân tộc láng giềng này.

Bên ngoài, cả Israel và Palestine đều hiện rõ là nạn nhân của lịch sử – địa lý, mắc kẹt giữa vô vàn những trận xung đột không có hồi kết. Bên trong, hai khối đối lập này cũng bị chia rẽ và vỡ vụn dưới nhiều hình thức. Câu chuyện của hôm nay sẽ đi sâu vào những vấn đề chia rẽ nội tại còn tồn đọng trong lòng Do Thái Israel và Ả Rập Palestine. 

Hãy nói về Palestine trước. Như đã nói, dân tộc này hiện rõ suốt câu chuyện này là nạn nhân của một sự chèn ép và chia cắt có chủ đích từ người hàng xóm Do Thái Israel. Và nơi nào có bất công, nơi đó có cách mạng. NVà nổi bật nhất trong những nhóm nổi dậy này phải kể đến Fatah và Hamas.

Fatah, viết tắt của cụm từ tiếng Ả Rập với ý nghĩa Phong trào Tự do dân tộc Palestine, được thành lập năm 1959, bởi Yassir Arafat và Khalīl al-Wazīr. Nhóm còn lại, Hamas, ra đời năm 1987, có nguồn gốc từ nhóm Huynh đệ Hồi giáo, có gốc gác ở Ai Cập. Về tinh thần, nếu như các nhà lãnh đạo Fatah lèo lái con thuyền Palestine theo hướng không liên quan đến tôn giáo (secularism), thì phía Hamas lấy những điều răn của Hồi giáo làm kim chỉ nam cho phương hướng hoạt động của mình. 

Về mặt lý tưởng và đường lối hoạt động, Fatah công nhận sự thành lập nhà nước Israel, chủ trương thương lượng và đàm phán lâu dài với hy vọng sẽ có hai nhà nước Israel – Palestine cùng tồn tại trên mảnh đất này. Trái lại, với ý nghĩa trong tiếng Ả Rập là “nhiệt huyết”, Hamas nói không với bất cứ giải pháp hòa bình nào được đưa lên bàn thảo luận. Hamas cũng từ chối thừa nhận đất nước Israel. Đây là lí do tại sao trong mắt nhà nước Israel, Hamas giống như đám cỏ dại họ luôn muốn diệt trừ tận gốc. Đối với Hamas, “thánh chiến” là con đường duy nhất giải phóng dân tộc Palestine khỏi những tên Israel chiếm đất. 

Đáng sợ thay, vũ khí tối thượng của họ là đánh-bom-liều-chết. Những vụ nổ cảm tử đã cướp đi sinh mạng rất nhiều người vô tội. Đối với quân lính Hamas, xóa sổ dân tộc Do Thái Israel là việc làm ý nghĩa thứ nhì trong đời, chỉ sau việc tôn thờ thánh Allah. Chính điều này đã khiến dư luận quốc tế, trong đó có Mỹ và Anh, liên tục cho rằng Hamas là tổ chức khủng bố đội lốt nhà cầm quyền Palestine. Và cũng chính những vụ đánh bom liên tục này của quân Hamas đã khiến chính phủ Israel mạnh tay xây lên hệ thống tường bất chấp phản đối từ khắp mọi nơi.

Năm 2006, những cuộc nổi dậy liên tục của phiến quân Hamas đã khiến Israel đau đầu. Nhận thấy không cần thiết phải níu giữ dải đất Gaza này nữa, Israel chính thức lui quân. Thừa thắng xông lên, quân Hamas đã chớp thời cơ, nổi dậy và lấy quyền kiểm soát toàn bộ Gaza, tự nhận là chính quyền đại diện cho dân tộc Palestine. Hiện tại, sau nhiều biến cố, khu Gaza, với hơn 1,7 triệu người, đang đứng dưới trướng của Hamas. Phía Fatah thì chủ yếu lãnh đạo West Bank, nơi có 2,5 triệu người Palestine. Hai bên liên tục củng cố sức mạnh và cố thủ tại hai vùng biên ải, một mắt dè chừng nhau, mắt còn lại phải để ý xem “kẻ thù chung” Israel có đánh úp xóa sổ luôn cả hai hay không. 

Một rừng không thể có hai cọp, đương nhiên là cả Hamas và Fatah đều muốn khử nhau, để nắm toàn quyền quyết định vận mệnh dân tộc Palestine. Điều đó đẩy Palestine, vốn đã gần như vỡ vụn trước sự chèn ép từ Israel, vào một cuộc nội chiến không đáng có mà vốn đã gần như vỡ vụn trước sự chèn ép từ Israel. Dân tộc Palestine đang ở trong tình vào thế rất bấp bênh. Họ như một con thuyền giữa sóng dữ, hơn lúc nào hết, họ cần phải đoàn kết vì đại cuộc. Ấy thế mà, giữa Gaza và West Bank, hay đúng hơn là Hamas và Fatah vẫn chưa có tiếng nói chung. Khoảng cách địa lý giữa Gaza và West Bank chỉ là chưa đầy 100km. Chỉ cần một cái bắt tay, một đại lộ thông thoáng sẽ được xây, nối liền hai mảnh đứt lìa của dân tộc Palestine, đặt nền móng cho một tương lai bớt u ám hơn. Nhưng với tình hình hiện tại, e rằng ngày khởi công vẫn còn xa lắm.

Và chắc chắn rồi, một dân tộc với đầy rẫy những vấn đề nội tại như vậy đã suy yếu sẵn từ bên trong, và gần như bất lực trước một thế lực ngoại bang lúc nào cũng lăm le nuốt chửng nó. 

Chia sẻ câu chuyện này
Share