Vì sao Byzantine không bị quân Mông Cổ xâm lược?

Vì sao Byzantine không bị quân Mông Cổ xâm lược?

Khi Byzantine (đế quốc Đông La Mã) bắt đầu bước vào thời kỳ suy yếu, những người cai trị đế chế hoàn toàn hiểu rõ rằng từ giờ trở đi họ không thể chỉ dựa vào sức mạnh của quân đội. Thay vào đó, họ đã nuôi dưỡng một đội ngũ các nhà ngoại giao siêu việt, những người đã thực hiện những kế hoạch sâu rộng đến mức có thể giúp Constantinople (kinh đô Đông La Mã) tồn tại thêm vài thế kỷ.

Constantinople, được mệnh danh Rome thứ hai, chỉ thất thủ vào năm 1453, do không thể chống chọi lại cuộc tấn công của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ vượt trội hơn hẳn. Hồi đầu thế kỷ 13, kinh đô này từng có nguy cơ diệt vong trước sức mạnh vô song của kỵ binh Mông Cổ nhưng đã thần kỳ thoát được vó ngựa ngoại xâm tàn bạo.

Vậy, vì sao các chiến binh dũng mãnh của Thành Cát Tư Hãn và các Hãn tiếp theo lại xâm chiếm bất cứ nơi nào – Trung Quốc, Khorezm, Rus’ và các quốc gia Đông Âu… nhưng lại không động đến Đế quốc Byzantine?

Artwork từ trò chơi Crusader Kings III: Khan of Khans của hãng Paradox Interactive

Nỗ lực bang giao với các chủ thảo nguyên

Từ giữa thế kỷ 13, Byzantine đã tìm cách giao hảo với các nhà nước Hulaguid (Y Nhi quốc) và Golden Horde (Kim trướng Hãn quốc), khéo léo lợi dụng thực tế kình chống nhau của hai đế chế hùng mạnh này ở phía Đông. Bất kỳ cuộc đàm phán nào đều diễn ra theo kế hoạch cổ điển, vốn không hề thất bại từ thời xa xưa – các nhà ngoại giao Byzantine liên tục đến gặp các Hãn với những món quà thực sự sang trọng, hay mai mối các cuộc hôn nhân liên triều đại (gả bán các công chúa đôi bên cho nhau) và đôi khi cả những thỏa thuận hợp tác quân sự kiểu “trao đổi công nghệ” theo cách gọi ngày nay. Chỉ cần “3 trụ cột ngoại giao” này là đủ để khéo léo luồn lách giữa các quốc gia thường xuyên tấn công lẫn nhau.

Người Mông Cổ bắt đầu chiếm thế thượng phong trong khu vực sau sự thất bại của Đế quốc Trebizond nhỏ bé nhưng rất kiêu hãnh, vốn đã mở ra cho những người du mục con đường chinh phục xa hơn ở Tiểu Á. Về vấn đề này, Đế chế Nikaia (Nicene) đã hành động chu đáo hơn nhiều, song song với việc củng cố các công sự của thành phố, đã gửi một đại sứ quán với những món quà phong phú đến Đại hãn Mông Kha vào đầu thập niên 1250.

Mông Kha đã đón nhận nồng nhiệt những người Byzantine trước đây, những người đang ở thời điểm thấp nhất sau cuộc chinh phục Constantinople của quân Thập tự chinh. Trên thực tế, Byzantine, theo nghĩa Đế chế, tạm thời không tồn tại, chỉ còn lại những mảnh vỡ không liền lạc…

Hồi sinh Đế chế Byzantine

Chỉ Michael VIII, người trị vì Đế chế Nikaia từ năm 1259 đến 1261, mới có thể đạt được thành tích đáng kinh ngạc là đánh bại Đế chế Latinh và ít nhất là cố gắng khôi phục lại sự vĩ đại trước đây của Rome thứ hai. Vào cuối đời, ông đã làm mọi thứ được yêu cầu để bảo tồn ít nhất một phần nhỏ của Đế quốc Byzantine. Người cai trị khôn ngoan hiểu rằng Kim trướng Hãn quốc chỉ cần vung nhẹ bàn tay là đủ để nhà nước của ông ta diệt vong. Vì vậy, ông đã nỗ lực rất nhiều để duy trì mối quan hệ hòa bình, kể cả thông qua các cuộc hôn nhân triều đại. Và thỏa thuận hòa bình năm 1263 với Kim trướng Hãn quốc là một chiến thắng thực sự về ngoại giao và lẽ phải.

Michael VIII (Hoàng đế Đông La Mã trị vì từ năm 1259 đến 1282, là người sáng lập vương triều Palaiologos cai trị Đế quốc Đông La Mã đến khi kinh thành Constantinopolis thất thủ vào năm 1453) không dừng lại ở đó – ông còn có thể gả đứa con gái ngoài giá thú của mình, Maria Palaeologus, cho Ilkhan Abaq, người cai trị Y Nhi quốc, qua đó bảo vệ mình khỏi nanh vuốt của một Đại Hãn hùng mạnh khác trong khu vực.

Biệt Nhi Ca Hãn (một tướng lĩnh Mông Cổ, Khả Hãn Kim Trướng Hãn quốc, và là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) đứng ngồi không yên trước cuộc hôn nhân chính trị này. Do đó, vào năm 1265, lực lượng Mông Cổ – Bulgaria đã giáng một đòn nặng nề lên Byzantine, khiến đế chế này có rất ít thời gian để phục hồi. Michael sau khi cướp bóc Thrace đã buộc phải nhượng bộ rất nhiều, chẳng hạn ông đã phải giải phóng đại sứ quán Ai Cập mà ông nắm giữ như con tin ở Constantinople. Và chỉ khi đó lực lượng thù địch mới rút ra khỏi biên giới Byzantine.

Trên ranh giới mong manh giữa hòa bình và chiến tranh

Kể từ đó, người Mông Cổ, cảm nhận được sức mạnh của mình, bắt đầu liên tục xâm lược Byzantine, chỉ với một lý do nhỏ nhất. Nhưng trước hết, các nhà ngoại giao khôn ngoan ranh mãnh của Byzantine ngày càng làm cho tình hình nội bộ củachính Kim Trướng Hãn quốc càng thêm leo thang căng thẳng, cụ thể là đã đẩy nhanh sự chia rẽ trong giới thượng lưu Kim Trướng). Và thứ hai, chính Michael VIII đã có thể “đẩy” con gái thứ hai của mình, Euphrosyne Paleologus, trở thành vợ của Beklyarbek (người đứng đầu Hãn quốc Nogai), nhờ đó chính ông bắt đầu sử dụng lực lượng Hãn quốc để đẩy lùi hai chiến dịch quân sự của Bulgaria.

Sau cuộc hôn nhân của triều đại thứ hai, 4 nghìn binh lính Mông Cổ được gửi đến Constantinople với tư cách là người bảo vệ riêng của Michael VIII và tham gia tích cực vào các chiến dịch quân sự chống lại những kẻ chuyên quyền của Thessaly. Nhưng đó là những thỏa thuận với Mikhail. Và sau cái chết của người cai trị này, Hoàng đế mới Andronikos II, người lên ngôi vào năm 1282, theo đúng nghĩa đen đã buộc phải thiết lập lại nhiều kênh ngoại giao để kiềm chế lực lượng của các quốc gia Mông Cổ đang phân tầng nhanh chóng ở nước ngoài.

Năm 1295, vua của Y Nhi Hãn quốc là Mahmud Ghazan Khan (Cáp Tán), chấp nhận lời cầu hôn của Andronicus II, đồng ý kết hôn với một trong những cô con gái của ông, để rồi giúp đỡ đáng kể Byzantine trong cuộc chiến chống lại Seljuk Turks, những kẻ đang nhanh chóng giành được sức mạnh ở biên giới phía đông của đế chế. Tuy nhiên, cái chết của Ghazan Khan vào năm 1304 đã làm tan vỡ những thỏa thuận từng đạt được trước đó. Và một lần nữa, cần phải có những nỗ lực đáng kể để người kế nhiệm ông là Oljeitu (Hoàn Giả Đô) tiếp tục hiệp ước liên minh với Byzantine vào năm 1305.

Hiệp ước này đã đơm hoa kết trái: 30 nghìn chiến binh Mông Cổ đã đánh đuổi quân Thổ ra khỏi Bithynia. Nhưng Andronik II buộc phải gả hai cô con gái của mình cho Khan Uzbek và Khan Tokhta.

Khi việc gả con gái không còn hữu hiệu

Nhiều nhà cai trị thời đó đã tìm cách kết hôn với một công chúa Byzantine. Điều này được giải thích cực kỳ đơn giản – nhờ đó, địa vị của bản thân người cai trị đã tăng lên đáng kể, và không chỉ dòng máu của các Đại Hãn mà cả dòng máu hoàng gia Byzantine cũng bắt đầu chảy trong huyết quản của những đứa trẻ. Nhưng người phụ nữ yếu đuối có thể làm gì khi đàn ông muốn đánh nhau? Chỉ là chờ đợi sự kết thúc của cuộc xung đột trong nỗi kinh hoàng. Và vào cuối triều đại của Andronikos II, dù tình hình chính trị nội bộ ở Kim Trướng Hãn quốc có xấu đi hay không, quan hệ với người Mông Cổ ngày càng trở nên tệ hại.

Năm 1324, một đội quân lớn của người Mông Cổ xâm chiếm Thrace và cướp bóc nó một lần nữa. Thêm vào đó, đã không còn nữa sự cân bằng quyền lực trước cuộc xâm lược của người Thổ Nhĩ Kỳ Seljuk, những kẻ đang gia tăng áp lực mạnh mẽ lên biên giới phía đông của đế chế.

Người Byzantine đã thua đẹp – ở đó, tại Thrace, hoàng đế Byzantine tiếp theo, Andronikos III Palaiologos, đã có thể đánh bại lực lượng xâm lược của người Mông Cổ, nhưng vào năm 1335, Ilkhan Abu Said qua đời, và nhà nước Y Nhi sụp đổ, có nghĩa Constantinople đã mất đi đồng minh cuối cùng trong khu vực.

Hành động cuối cùng của một trò chơi ngoại giao thành công là việc cử một sứ bộ tới Đại Hãn quốc vào năm 1341, nhằm ngăn chặn một chiến dịch chống lại Constantinople. Tuy nhiên, các Hãn ở Kim Trướng cũng đang bận rộn chuẩn bi chiến tranh với nhau nên Byzantine một lần nữa bị bỏ lại một mình trước kẻ thù có lực lượng vượt trội đáng kể.

Nhưng ngay cả khi đó vẫn có cơ hội sống sót nếu không có Cái chết đen quét qua đế chế và đưa một phần ba dân số sang thế giới bên kia. Và ngay sau đó, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã công phá Constantinople từ mọi phía, bao gồm cả việc lợi dụng những rắc rối ngoại giao kéo dài của các nước Balkan và Byzantine…

Chia sẻ câu chuyện này

Thiết kế Bảo Duy
Tác giả Phạm Bá Thủy

Share