Sau 3 tờ đầu bằng giấy thường, người đọc thấy ngay mặt trước của tờ Canson đầu tiên trên đó có lời bình chú ngắn của Gibert viết bảng bút chì. Đó là những ghi chép mô tả ngắn gọn tờ tranh vě màu ở mặt sau. Phía trên bên trái, Gibert đánh số tờ bằng mực đen (“Tờ số —“) rồi ký xác nhận sau khi chắc chắn đã xếp đúng các tờ tranh và nhận toàn bộ tác phẩm. Tờ tranh tô màu ở mặt sau được bảo vệ bằng một tờ giấy poluya, rồi chèn thêm một trang giấy trắng thường.
Ở mặt trước của trang này, tức là trang đối diện với tờ tranh, Gibert viết bằng mực đen lời bình chú chi tiết và dễ đọc hơn. Những lời chú giải cũng được đánh số giống như số của tờ tranh và mở rộng hơn nội dung phần bình chú viết bằng bút chì, chỉ rõ những câu thơ (đánh số theo bản của Abel des Michels) có tranh minh họa, diễn đạt rõ ràng hơn bản văn hoặc các hình ảnh và ghi lại những điểm khác biệt giữa hai bản truyện thơ như đã nói ở trên. Mặt sau của trang giải nghĩa này không ghi gì.
Tác phẩm được trình bày theo trật tự đều đặn, cứ một tờ giấy Canson Montgolfier (ghi bảng bút chì ở mặt trước, tờ tranh màu ở mặt sau), rồi đến một tờ giấy pơ-luya và sau đó là tờ giấy tráng (chú giải bằng mực ở mặt trước và không có gì ở mặt sau). Trang cuối cùng là một trang trắng: ở mặt trước ghi chú giải của tờ tranh cuối cùng, một ghi chép ngắn được dán ở mặt sau ghi rõ tựa đề tác phẩm, ngày tháng sáng tác, đối tượng trao tặng và giấy căn cước của người tặng bằng tiếng Pháp. Nên lưu ý rằng tiểu dẫn này được cố ý dán ngược. Mã của bản thảo Ms 3816 cũng được viết trên mặt trái của bìa thứ tư nhưng theo chiều ngược lại nhằm báo cho người sử dụng khi họ giở tác phẩm bằng tay như một cuốn sách phương Tây.
Gibert đánh số trang tác phẩm không theo từng trang, không theo từng tờ mà theo tranh vẽ. Tổng cộng có 139 tờ tranh. Tuy nhiên, việc đánh số kết thúc ở tờ số 134 tương ứng với tờ tranh minh họa cuối cùng do Lê Đức Trạch vẽ. Năm tờ tranh còn lại do người nghệ sĩ thứ hai vẽ. Chúng được thêm vào sau đó và đánh số theo hệ thống đối chiếu giúp tìm thấy vị trí của các tranh này dễ dàng hơn trong tập truyện thơ (các tờ tranh từ số 85 bis đến số 89 bis, tù câu 1270 đến câu 1372). Khi di tặng này được đăng ký và sau khi Viện Pháp đóng dấu thư viện lên mỗi tờ, tác phẩm được đánh số trang lại từng tờ một (282 tờ của tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên có tranh minh họa và 53 tờ của bản in truyện thơ Lục Vân Tiên). Đánh số bằng bút chì màu xanh dương ở phía trên bên trái mỗi trang mặt trước. Viện Hàn lâm đóng dấu nhập di tặng (89857) ở tờ cuối cùng của tác phẩm và ghi ký hiệu (Ms 3816) chính thức đưa tác phẩm vào bộ sưu tập của Viện.
Đi vào chi tiết các trang vē, ta sẽ thấy tờ tranh đầu tiên là trang bìa của tác phẩm có một hình minh họa duy nhất là Bát tiên bao quanh một khung trổ thủng. Trên đó, ta có thể đọc được tựa của tác phẩm, tên nghệ sĩ vẽ tranh minh họa, ngày và địa điểm thực hiện. Những tờ tranh tiếp theo đều có bố cục giống nhau.
Trước hết, phần chữ của truyện thơ được chép lại bằng mực đen nằm trong khung hình chữ nhật ở giữa trang được vẽ bằng bút chì và được chia thành từng cột. Truyện thơ được đọc từ trên xuống dưới, bắt đầu từ cột ngoài cùng bên phải. Số câu, số chữ và số cột ở mỗi tờ tranh khác nhau; tương tự như vậy, cỡ khung cũng thay đổi. Trừ một số ngoại lệ, ta thấy có sự nhất quán ở phần đầu và phần cuối: mỗi tờ tranh gồm 16 câu thơ xếp thành 8 cột, mỗi cột 14 chữ, mỗi cột là một đoạn thơ lục bát 6 – 8 âm tiết. Khi người nghệ sĩ thấy cần phải dành nhiều không gian cho phần bài, thì có thể bố trí các cột không theo quy tắc.
Như vậy, đối lập với bản in trong đó phân chia rõ ràng những câu thơ 6 (phần phía trên của trang) và những câu thơ 8 (phần dưới), mối quan tâm hàng đầu của Lê Đức Trạch là tái hiện lại toàn bộ truyện nhưng phải tuân thủ đúng theo chỗ ngắt bắt buộc của lối kể chuyện có tranh minh họa dù phải vi phạm lỗi chỉnh trang truyền thống của phong cách thơ này.