Tính tới thời điểm này, mặc dù Trung Quốc vẫn gần như ‘bá chủ’ trong các kế hoạch khai thác tại Greenland nhưng những kế hoạch mà chính phủ Greenland đặt ra cho các chiến lược về dầu và khoáng sản phần lớn vẫn chưa thành công. Hiện chỉ có hai mỏ kim loại đang hoạt động và vẫn chưa công ty nào khai thác dầu hay khí đốt tại đây cả.
Về lâu dài, nếu muốn thực sự hùng mạnh về mặt kinh tế và thoát khỏi cái bóng của Đan Mạch, lãnh đạo Greenland phải tận dụng tiềm năng phát triển ngành vận tải biển, đánh cá, và đặc biệt là du lịch tại đảo quốc này.
Và rồi vào năm 2017, chính phủ Greenland thông qua đề xuất xây thêm sân bay lớn đạt chuẩn quốc tế để làm đòn bẩy phát triển du lịch và thương mại vì khi đó ở Greenland chỉ có những sân bay nhỏ vốn chỉ phục vụ thám hiểm và khai thác tài nguyên.
Tuy nhiên, chi phí cho việc xây dựng sân bay là vô cùng khủng khiếp và đương nhiên người Greenland đã nhìn về ‘két sắt’ không đáy từ Bắc Kinh. Như chỉ chờ có thế, Bắc Kinh không ngần ngại gật đầu chỉ với một điều kiện là dự án sân bay này sẽ phải do các công ty xây dựng của Trung Quốc làm chủ thầu và trực tiếp thi công. Phía Greenland không còn cách nào khác ngoài việc gật đầu và để hàng nghìn công nhân Trung Quốc bước lên lãnh thổ của mình.
Tuy nhiên, thương vụ này đã tới tay Hoa Kỳ và rõ ràng nó như một hồi chuông cảnh báo tại Nhà Trắng. Trung Quốc khi đó đã nắm gần hết các mỏ khai thác lớn tại Greenland, giờ mà nắm thêm dự án sân bay thì chắc chắn là endgame cho tham vọng của Mỹ tại đây. Thế là, chính quyền Trump lập tức ngồi lại với phía Đan Mạch, nhằm tìm ra một nước đi có lợi cho Mỹ.
Cuối cùng, nhờ vào quan hệ với Đan Mạch, ông Trump đã ‘hớt tay trên’ ông Tập trong vụ sân bay này, và giúp Mỹ trở thành nhà đầu tư chính, rót hơn ⅔ số vốn cho việc xây dựng các sân bay tại Greenland. Trong một bài phát biểu trước truyền thông ít lâu sau, ông Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo từng đá xoáy Trung Quốc rằng: “Họ luôn bảo rằng mình là một quốc gia gần Bắc Cực, gần thế nào được khi khoảng cách là tới 900 dặm?”