Xác sống: Từ Voodoo đến Virus – Kỳ 1

Tác giả Phạm Vĩnh Lộc
Xác sống: Từ Voodoo đến Virus – Kỳ 1

Kể từ bộ phim Night of the Living Dead, đạo diễn George A. Romero đã tạo ra một dòng chủ đề mới cho văn hoá đại chúng: Zombie (Xác sống). Doanh số từ các sản phẩm giải trí lấy đề tài zombie vô cùng khổng lồ, hơn 5 tỷ đô. Liệu Việt Nam chúng ta có thể khai thác một đề tài hấp dẫn như vậy không?

1.  Xác sống, tà thuật và nỗi kinh hoàng trở về từ lòng đất:

Xác sống – những thây ma biết đi – đã ám ảnh loài người ngay từ thời Hy Lạp cổ đại. Các nhà khảo cổ đã khám phá ra những cổ mộ chứa những bộ hài cốt bị đá hoặc vật nặng chèn lên để ngăn người chết trở về.

Lịch sử của zombie hiện đại có thể lần ngược về thế kỷ 17. Khi khám phá ra châu Mỹ, thực dân phương Tây đã chở theo hàng đoàn nô lệ mua về từ châu Phi. Những người nô lệ mang theo tín ngưỡng Voodoo đến đất mới.  Ở đây chúng ta sẽ xoáy sâu vào Haiti, địa danh đặt nền móng cho xác sống ngày nay. 

Về cơ bản, châu Mỹ là một thuộc địa được người châu Âu dùng để khai thác. Nhằm tối đa lợi nhuận thu về, những người thực dân cần nhiều nhân lực hơn do nguồn lao động sẵn có ở Tân Thế giới là không đủ. Trên các chuyến tàu vượt Đại Tây Dương, nô lệ châu Phi được đưa đến Haiti để làm việc trong các đồn điền trồng mía của người Pháp.

Điều kiện sống cực kỳ khắc nghiệt khiến người nô lệ luôn khao khát tự do. Nhiều nô lệ đã tìm cách đào tẩu vào rừng để thoát khỏi địa ngục trần gian và thậm chí tìm đến cái chết. Tuy nhiên, nhiều người không dám tự sát vì họ sợ một kết cục còn tệ hơn cái chết: bị những thầy bùa Voodoo biến thành xác sống và tiếp tục làm nô lệ.

Người Haiti không sợ xác sống, họ chỉ sợ bị cưỡng ép trở thành xác sống.

Có nhiều tranh cãi về nguyên gốc của từ zombie như nzambimvumbizumbi,.. dựa trên tiếng Kongo, nhưng theo cách hiểu chung của chúng ta, xác sống là một sinh vật dưới hình dạng con người nhưng không còn ý thức và trí tuệ. 

Tại sao chúng ta sợ xác sống đến vậy? 

Lần ngược vào bản năng nguyên thủy con người, nhân loại luôn kinh hãi những gì mình không hiểu được. Đối với các hiện tượng không thể giải đáp, họ suy ra rằng điều đó do những thế lực siêu nhiên thực hiện và mình phải thể hiện sự kính ngưỡng, thờ phụng, sợ hãi để được bình yên. Cái chếtma quỷ là những chủ đề như vậy.

Trong nhiều nền văn hoá, thế giới sau cái chết là một nơi tăm tối. Địa ngục của Hades trong thần thoại Hy Lạp, của Hel trong thần thoại Bắc Âu, hoặc thậm chí của Diêm Vương trong thần thoại Á Đông đều mô tả nơi cư ngụ của những người đã khuất vô cùng ghê gớm. Tiếng than khóc, gào rú của các linh hồn bị đọa đày dưới âm ty được khắc họa rất rùng rợn. Vậy tất nhiên, chúng ta sẽ khiếp đảm khi chứng kiến bầy yêu ma quỷ quái thoát ra từ chốn ấy.

Trong nhiều nền văn hoá, thế giới sau cái chết là một nơi tăm tối. Địa ngục của Hades trong thần thoại Hy Lạp, của Hel trong thần thoại Bắc Âu, hoặc thậm chí của Diêm Vương trong thần thoại Á Đông đều mô tả nơi cư ngụ của những người đã khuất vô cùng ghê gớm. Tiếng than khóc, gào rú của các linh hồn bị đọa đày dưới âm ty được khắc họa rất rùng rợn. Vậy tất nhiên, chúng ta sẽ khiếp đảm khi chứng kiến bầy yêu ma quỷ quái thoát ra từ chốn ấy.

Trí tưởng tượng của loài người đặc biệt phong phú. Họ vẽ ra được những cảnh tượng kỳ dị ngay cả khi không nhìn thấy nó. Chính vì thế loài người bị hồn ma bóng quế ám ảnh. Xác sống là kẻ mắc kẹt giữa trần gian và thế giới bên kia. Chúng không thực sự chết, nhưng cũng chẳng thể gọi là sống. Đơn giản chỉ là lớp vỏ vật vờ của một sinh vật từng bước đi trên dương gian. 

Nỗi sợ đó được kích hoạt bởi một hiệu ứng tâm lý: Thung lũng Kỳ quái (Uncanny Valley).

Biểu đồ Thung lũng Kỳ quái (Uncanny Valley). Ảnh: Villing & Company

Hiện tượng này xảy ra nếu ta chứng kiến những thứ phi nhân loại khoác lên mình hình dáng nhân loại. Cho dễ hiểu, khi nhìn vào một con búp bê, ma nơ canh hay rô bốt, ta thấy nổi da gà. Chúng mang những đặc điểm của con người nhưng không sinh động như con người, mà trái lại, lạnh lẽo và vô hồn. Xác sống cũng tạo nên hiệu ứng rùng rợn như vậy. 

Dáng đi khập khiễng của xác sống, da thịt loang lổ, mùi thối rữa nồng nặc phát ra từ thứ từng-là-con-người, tất cả khiến bộ não chúng ta hoang mang và kích hoạt hiệu ứng Thung lũng Kỳ quái. Hollywood đã khai thác yếu tố hãi hùng này để đưa lên màn ảnh loài quái vật khiến cả thế giới run rẩy. 

Thay vì dựa vào quyền phép của những thầy bùa Voodoo Haiti, các nhà làm phim bắt đầu nghĩ đến cơ chế tạo nên zombie để phù hợp hơn với thời hiện đại: một căn bệnh truyền nhiễm từ virus.

2. Xác sống trong văn hoá đại chúng:

Khi địa ngục không còn chỗ dung thân, loài quỷ dữ sẽ bước đi trên mặt đất.

Câu thoại kinh điển này đến từ bộ phim Dawn of the Living Dead của George A. Romero, đạo diễn huyền thoại được mệnh danh Cha đẻ dòng phim zombie

Thay vì dựa vào quyền phép của những thầy bùa Voodoo Haiti, các nhà làm phim bắt đầu nghĩ đến cơ chế tạo nên zombie để phù hợp hơn với thời hiện đại: một căn bệnh truyền nhiễm từ virus.

Khi tác phẩm The Magic Island của tác giả William Seabrook được xuất bản năm 1927, khái niệm về zombie hiện đại bắt đầu lan tràn vào phương Tây.

Qua các đặc điểm trên, ta thấy zombie hiện đại giống như sự kết hợp giữa zombie trong văn hoá Voodoo và ma cà rồng (vampire): những thây ma vô hồn nhưng khát máu.

Tuỳ mỗi thương hiệu mà các đặc điểm của zombie sẽ được tăng giảm để phù hợp với bối cảnh. Chúng có thể thông minh hơn, chạy nhanh hơn hoặc thậm chí tồn tại một số ký ức thời còn sống, nhưng vẫn là loài quái vật nguy hiểm với tốc độ lây lan khủng khiếp. Thay vì bó hẹp trong khung cảnh chật chội của một đồn điền như The White Zombie, các nhà làm phim muốn mở rộng thế giới zombie ra hơn nữa: toàn cầu. Từ đây, một bối cảnh mới ra đời: tận thế xác sống (zombie apocalypse) – xoay quanh đại dịch zombie không thể kiểm soát, khiến nhân loại đứng trước nguy cơ tuyệt diệt. 

Trong một tập phim thuộc thương hiệu Resident Evil, nhân vật Alice Abernathy đã mô tả về ngày tận thế xác sống rất chi tiết:

“Tập đoàn Umbrella nghĩ họ có thể kiềm chế sự lây nhiễm. Họ sai bét. Thành phố Raccoon chỉ là khởi đầu. Trong vòng vài tuần, T-Virus sẽ nuốt chửng nước Mỹ. Còn trong vài tháng là cả thế giới. Con virus không chỉ tiêu diệt nhân loại. Sông hồ cạn khô, rừng rậm lụi tàn, và các châu lục trở thành hoang địa. Trái Đất sẽ chết dần.

Những ai sống sót sẽ phải học cách bước tiếp. Ta cần tránh xa các đô thị lớn. Nếu cứ ở một chỗ quá lâu, chúng sẽ tìm đến. Đầu tiên không nhiều đâu, nhưng mỗi ngày trôi đi, số lượng sẽ càng lúc tăng lên. Một quân đoàn xác sống bất tận. Cách duy nhất để sinh tồn là ta phải di chuyển liên tục.” 

Tận thế xác sống mang màu sắc của bệnh dịch hạch trong quá khứ vào thời điểm được gọi là Cái chết Đen: tốc độ lây nhiễm nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Nó cũng khiến ta liên tưởng đến sự kiện Hoàng hôn của các vị thần (Ragnarok) trong thần thoại Bắc Âu, khi Loki dẫn đoàn âm binh tràn lên tấn công Asgard. 

Nhìn về châu Á, người Việt chúng ta đã từng tiếp xúc với xác sống qua dòng phim Cương thi của điện ảnh Hồng Kông – những xác chết mặc quan phục Mãn Thanh với lá bùa Mao Sơn Khu Tà Phù đính lên trán. Thế nhưng Hàn Quốc mới là quốc gia học hỏi phương Tây thành công nhất để tạo nên thể loại phim xác sống của riêng mình, tiêu biểu là Chuyến tàu sinh tử (Train to Busan). Thậm chí, họ còn kết hợp nó với dòng phim cổ trang để tạo nên sự mới mẻ. Vương triều xác sống (Kingdom) là một bom tấn rất thành công như vậy. 

Lấy bối cảnh chiến tranh Nhâm Thìn, bộ phim đưa ta đến thời kỳ Nhật Bản xâm lược bán đảo Triều Tiên để làm bàn đạp thôn tính Trung Quốc. Quân Triều Tiên gồng mình chống đỡ các đợt tấn công vũ bão của các Samurai. Trong lúc nguy cấp, lãnh tướng Cho Hak-Ju đã cầu viện tới một loại tà thuật giúp hồi sinh quân lính đã chết. Cuộc xâm lăng bị đẩy lùi. 

Sau đó, Cho Hak-ju nhận ra rằng mình có thể sử dụng thứ tà thuật này để khống chế hoàng tộc Triều Tiên. Âm mưu đưa gia tộc Haewon nắm quyền của Cho đã đẩy Triều Tiên vào thảm họa tận thế với hàng đàn xác sống khát máu và chạy nhanh như dã thú. Xác sống không còn là chủ thể mà là bối cảnh cho những âm mưu chính trị đấu đá của con người. 

Vậy tại sao con người lại yêu thích zombie đến như vậy dù chúng rất kinh tởm?

Người ta thích xem những bộ phim kinh dị vì họ thích cảm giác sợ hãi. Đôi khi, đó cũng có thể là họ muốn kết thúc cái cảm giác tò mò khi chưa được nếm trải cái sự kinh dị đó”, trích lời Jeffrey Goldstein, Giáo sư ngành Xã hội – Tâm lý học tại Đại học Utrecht (Hà Lan)

Thực tế, càng sợ ta lại càng tò mò. Thậm chí có nhu cầu thưởng thức nỗi sợ. Khi con người hoảng sợ, bản năng sinh tồn sẽ trỗi dậy, kích thích dopamine, serotonin, endorphin và adrenaline sản sinh. Những chất này gây hưng phấn. 

Đề tài zombie có thừa những thứ để tạo nên nỗi sợ. Thế giới zombie luôn tạo nên sự căng thẳng và hồi hộp thường trực. Một xã hội điêu tàn là nơi ươm mầm hoàn hảo cho những chuyện khủng khiếp.

Ngoài việc hình dáng zombie tạo nên hiệu ứng Thung lũng Kỳ quái khiến người xem khiếp đảm. Việc theo dõi hành trình đầy chông gai của các nhân vật cũng kích thích sự hưng phấn của họ. Bối cảnh trong đó cũng khiến mức độ rùng rợn tăng lên vì nó gần gũi với cuộc sống thường ngày quá. Bạn không thể biết đằng sau cánh cửa kia ẩn giấu thứ gì, hoặc bên trong con hẻm tối cạnh nhà có lẩn khuất điều gì chết chóc không? Liệu rằng người hàng xóm thân thiện kia có ném bạn cho lũ zombie để cướp phần lương thực ít ỏi? Rất nhiều tình huống có thể xảy ra.

Không chỉ đơn thuần là trận chiến giữa loài người và một thực thể tà ác, câu chuyện zombie còn bóc trần được bản chất con người khi đối xử với nhau vào ngày xã hội sụp đổ. Nó giống hệt cảm giác của những khán giả thưởng thức đấu trường La Mã xưa khi họ theo dõi các võ sĩ giác đấu vật lộn cùng thú dữ. Cả thế giới trong đại dịch zombie là một “đấu trường La Mã” như vậy, đáng sợ nhưng đầy lôi cuốn.

Chính vì hấp dẫn thế, không khó hiểu khi chủ đề zombie ngày càng phổ biến. Từ một hình tượng mang màu sắc tín ngưỡng thần bí, zombie đã dần tiến hóa theo tiêu chuẩn hiện đại và bùng nổ thành một đề tài thuộc về văn hóa giải trí đại chúng (pop culture).

Chia sẻ câu chuyện này
Share