Trăm năm địa danh Sài Gòn – Kỳ 2

Tác giả Phạm Vĩnh Lộc
Trăm năm địa danh Sài Gòn – Kỳ 2

Đa Kao

Địa danh Sài Gòn

Sài Gòn ngày nay đã từng trải qua rất nhiều giai đoạn trong suốt 300 năm của nó. Ban đầu chúa Nguyễn Ánh chọn vùng này làm nơi ở chính, vì ông không hy vọng trở về đô thành Phú Xuân được. Cuộc chiến dai dẳng giữa triều Nguyễn và nhà Tây Sơn vô tình đã tàn phá hầu hết các đô thị lớn tại miền Nam lúc đó, mở đường cho sự khai sinh của kinh đô Gia Định (hay Gia Định kinh). 

Trong thời gian chúa Nguyễn sống tại Gia Định, ông cư ngụ trong một pháo đài lớn được gọi là Bát Quái Thành, chính là trung tâm quận 1 với các địa điểm check in quen thuộc như Hồ Con Rùa, đường sách Nguyễn Văn Bình, Diamond Plaza, vân vân. 

Thế nhưng tại sao lại có một cái tên Đa Kao nghe kỳ cục vậy? Đa Kao là tiếng Việt, tiếng Tàu, hay tiếng Tây? Lục hết tự điển Việt Nam cũng không đào đâu ra được ý nghĩa của từ này. Khu vực Tân Định – Đa Kao này thực tế đã có lịch sử lâu đời nhưng bạn hỏi dân địa phương chưa chắc người ta đã giải thích được cho bạn.

Đầu tiên bạn nên biết phong cách đặt tên của người nước mình, ngoài việc chọn một cái tên thật đẹp như Thăng Long, thì cũng sẽ có những cái tên rất dân gian mang tính địa phương như Bến Nghé chẳng hạn. Cuối cùng là “đọc trại”. Đất nước Việt Nam hiện nay được tạo thành từ nhiều mảnh ghép khác nhau, của các vương quốc và dân tộc khác nhau. Khi người Việt mở rộng bờ cõi và đặt chính quyền cai trị, họ sẽ chuyển ngữ sang tiếng Việt cho dễ gọi. Những cái tên Sóc Trăng, Cà Mau, Phan Rang, Phan Thiết, vân vân thuộc trường hợp này.

Vậy còn Đa Kao? 

Đây là một trường hợp thú vị. Khi người Pháp chiếm Nam Kỳ, họ đã cho cải tạo và xây dựng lại kinh đô cũ ngày xưa của chúa Nguyễn. Trong đề án quy hoạch mở rộng, người Pháp sáp nhập thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn lại để tạo nên Địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn. Bên dưới nó là các đơn vị nhỏ hơn gọi là các hộ với các hộ trưởng đứng đầu. Vùng Đất Hộ được phiên âm sang tiếng Pháp là Dak Ho, nhưng trong tiếng Pháp thì chữ H là câm, viết ra nhưng không nói. Cho nên Dak Ho trở thành Dak O (Đắc Cô), cuối cùng đọc trại hẳn ra thành Đa Kao

Dù có mặt trong văn bản hành chính, nhưng đến thập niên 50 của thế kỷ trước, cái tên này mới thực sự phổ biến. Nếu bạn là một fan của Sài Gòn ngày cũ thì hãy lựa một ngày đẹp trời đi dạo dọc con đường Trần Quang Khải nhé. Chỗ được xem là đất hộ đó giờ là công viên Lê Văn Tám, nhưng phường Đa Kao thì khá rộng. Thường người ta gọi là khu Đa Kao – Tân Định luôn. 

Thảo Cầm Viên

Thảo Cầm Viên

Những ngày cuối năm 2020, khi dịch Covid lên cao điểm, người ta chú ý đến một lời kêu cứu đặc biệt:

“Thảo cầm viên Sài Gòn lỗ hơn 100 triệu mỗi ngày”

“Hơn 300 nhân viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn đồng lòng giảm 30% lương, vườn thú 156 tuổi kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng”

“Thảo Cầm Viên – địa điểm đang dần bị lãng quên bởi giới trẻ Sài Gòn hiện đại: Nếu không “giải cứu” kịp thời, có lẽ nơi này sẽ mãi là ký ức!”

Khi nghĩ đến một chuyến nghỉ mát cuối tuần. Vô số những địa danh lập tức xuất hiện trong đầu bạn. Từ Đà Lạt đến Nha Trang, từ Phan Thiết đến Vũng Tàu. Thảo Cầm Viên có lẽ là lựa chọn cuối cùng trong những lựa chọn, thậm chí bạn còn không buồn xếp nó vào hàng chờ. Nhịp sống hiện đại đã khiến người ta dần phai nhạt về nơi chốn đặc biệt này.

Suốt lịch sử 300 năm Sài Gòn – Gia Định thì Thảo Cầm Viên đã chiếm hết 1 nửa thời gian đó. Hiện tại xét về độ “già” thì vào hàng thứ 8 trên thế giới. Công trình này được người Pháp xây dựng vào đời vua Tự Đức. Lúc bấy giờ, Nam Kỳ lần lượt rơi vào tay quân đội thực dân và Sài Gòn được tính toán để làm thủ phủ của vùng đất mới. Dĩ nhiên một đô thị sầm uất không thể nào thiếu bóng dáng cây xanh. Đặc biệt là với khí hậu khắc nghiệt xứ Đông Dương, nơi có thể giết chết một gã da trắng vạm vỡ chỉ bằng một cơn sốc nhiệt, thì cây xanh lại càng là điều thiết yếu. Họ hướng tầm mắt về phía Đông Bắc rạch Thị Nghè, vùng đất hoang đó sẽ là nơi sưu tập các loài sinh vật của ba nước Đông Dương để chuyển về Viện bảo tàng lịch sử thiên nhiên Paris.

Tên ban đầu của Thảo Cầm ViênVườn Bách Thảo, đúng theo chức năng thì nhiệm vụ của nó là nơi tiếp nhận các giống cây trồng trên khắp thế giới. Sau khi được thử nghiệm thì mới đem trồng trên khắp các trục lộ thành phố. Nếu xem lại những tấm ảnh quá khứ, bạn sẽ thấy Sài Gòn giống như “phố trong rừng” giống Singapore về sau. Giám đốc đầu tiên Louis Pierre là một nhà thực vật học cực kỳ tâm huyết. Nhờ ông mà bao nhiêu giống cây chưa từng có mặt ở Việt Nam đã xuất hiện ở đây. Có lẽ ngoài Thảo Cầm Viên Sài Gòn, ta cũng khó thấy ở đâu trên dải đất hình chữ S nhưng đại mộc cao lớn đến từ châu Mỹ, châu Phi, châu Á quần tụ sinh sống với nhau như vậy. Chưa kể đến các giống cây ăn trái ngon ngọt ở Đông Nam Á cũng được đem về ươm giống, để lại cho nước ta một lợi ích kinh tế đáng kể.

Thảo Cầm Viên
Thảo Cầm Viên trước năm 1975

Dần dần, Thảo Cầm Viên tiếp tục thi công khu chuồng trại và mang những con thú đầu tiên đến. Cho đến thế kỷ 21 thì nhiều loài thú trên khắp hành tinh đã có mặt ở đây như hươu cao cổ, hà mã lùn, hồng hạc, báo Nam Mỹ, vân vân. Xét về quy mô, các giống kỳ hoa dị thảo và động vật quý hiếm tại đây, Thảo Cầm Viên không khác mấy mô tả về các vườn thượng uyển trong hoàng cung vua chúa ngày xưa. Thực tế thì Thảo Cầm Viên, được người dân gọi yêu là sở thú. Nếu bỏ qua quan niệm cũ kỹ rằng chỉ có trẻ con mới đi sở thú, bạn sẽ khám phá được rất nhiều điều hay ho về nó.

Hãy tự hỏi từng bao giờ bạn chạy xe qua con đường với hàng cây cổ thụ cao vút trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, băng ngang Thảo Cầm Viên mà không thèm liếc nhìn một cái? Tôi nghĩ là có một giai đoạn Bụt chùa nhà không thiêng như vậy. Thảo Cầm Viên tồn tại ở đó qua bao mùa mưa nắng, nằm lặng giữa phố phường Sài Gòn đông đúc như một lẽ đương nhiên. Bạn mặc định rằng nó vẫn sẽ luôn ở đó để rồi giật mình nhận ra không điều gì là mãi mãi.

Thời điểm dịch Covid-19 bùng nổ, Thảo Cầm Viên oằn mình dưới gánh nặng tài chính khi họ không thu được tiền trong khi phải nỗ lực duy trì. Thậm chí, 270 cán bộ, công nhân viên nơi đây đã đồng thuận giảm 30% lương trong tháng 8 để góp thêm phần thức ăn nuôi các loài thú đang sinh sống nơi đây. Rất may, nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng, hoàn cảnh của Thảo Cầm Viên đã cải thiện khi được những nhà hảo tâm giúp đỡ. Tới nay, sở thú hơn 100 năm tuổi này đã lội ngược dòng ngoạn mục với nườm nượp khách tham quan. Và biết đâu, chúng ta có thể đón sinh nhật 200 năm của nó, một chứng nhân của Sài Gòn xưa.

Sơn hà bị rạch đôi. Trịnh và Nguyễn mỗi bên giữ một mảnh non sông. Trong cuộc chiến nhằm nhất thống thiên hạ này, bạn sẽ chọn ai làm chân chúa?

Chia sẻ câu chuyện này

Thiết kế và dàn trang : Nhím

Địa danh Sài Gòn
Địa danh Sài Gòn
Share