Trăm năm địa danh Sài Gòn – Kỳ 3

Tác giả Phạm Vĩnh Lộc
Trăm năm địa danh Sài Gòn – Kỳ 3

Gò Vấp

Nếu bạn rời Sài Gòn đã lâu mà nay mới có dịp trở lại, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi chứng kiến vẻ sầm uất của Gò Vấp. Xét theo lịch sử Nam Bộ thì nơi này có tuổi đời vào hàng cây đa cây đề. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu ra lệnh cho Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý miền Nam để khẳng định chủ quyền ở xứ sở mới. Ngài Lễ Thành Hầu khi đó đã đưa cái tên Gò Vấp vào phủ Gia Định.

Thế nhưng Gò Vấp là gì?

Địa danh Sài Gòn
Địa danh Sài Gòn

Cho tới hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh hai chữ Gò Vấp. Người thì tin tưởng một cách ngây ngô là do hồi xưa chỗ này nhiều gò quá nên đi đứng ẩu tả là bị vấp té sấp mặt. Đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên người khác lại bác bỏ, rằng cách giải thích này thiệt củ chuối. Ngày xưa ở nơi đây đúng là cái gò cao cỡ 11m nằm gần sông Bến Cát, nhưng xung quanh rất nhiều cây vấp nên mới gọi là Gò Vấp. Giờ muốn kiếm thì chỉ còn hai cây trong Thảo Cầm Viên.

Nổi tiếng nhất Gò Vấp có lẽ là làng hoa. Cả một vùng đất rộng bạt ngàn dùng để trồng hoa. Khí hậu phương Nam lại rất hợp với giống hoa cúc. Khắp Gò Vấp đâu đâu cũng ánh lên màu sắc tươi tắn của cúc Tây, cúc Nhật, cúc Hà Nội, cúc mâm xôi, cúc đại đóa, cúc dại,… Tiếng ngã giá mua bán hòa với tiếng nói cười rộn rã giữa mênh mông hoa cúc tạo nên một không khí Tết rất đặc trưng của Sài Gòn. Ngày đó hầu như nhà nào ở Gò Vấp cũng trồng hoa, hoặc biết cách trồng hoa. Người già cùng trẻ con xúm xít nhặt lá vàng, bón phân, tỉa cành. Họ nói chuyện về thời tiết, khí hậu, các bí quyết trồng hoa. Dù vậy, vật đổi sao dời, rồi một ngày đô thị hóa tìm đến và cuốn văng đi những hoài niệm xưa cũ về làng hoa Gò Vấp như một cơn sóng thần.

Ngày xưa Sài Gòn xài không hết phải đem hoa từ Gò Vấp bán cho những tỉnh thành khác. Ngay cả vương quốc hoa kiểng Cái Mơn dưới Bến Tre, vào mùa trồng hoa Tết cũng tìm về đây để mua giống. Nói chung vào thời vàng son, kỳ hoa dị thảo nhất loạt tề tựu ở Gò Vấp, ai muốn mua chỉ cần ghé đến là có. Ngày nay, dân Sài Gòn phải mua hoa từ Đà Lạt, Sa Đéc, Hà Nội để dùng. Đây là một điều vô cùng đáng tiếc, bởi vì không những đem lại giá trị kinh tế, mà cả một làng hoa cổ giữa lòng đại đô thị sẽ là điểm tham quan đẹp mắt và trong lành. 

Hiện tại, Gò Vấp đã chuyển thành làng bonsai để phù hợp với nhịp sống mới. Tuy nhiên ký ức về giai đoạn hoàng kim của làng hoa vẫn khiến những người trót mang tình yêu sâu đậm với Sài Gòn không khỏi chạnh lòng. Thật là:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương, 
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương

Bà Huyện Thanh Quan
Địa danh Sài Gòn
Chợ Gò Vấp trong một bức ảnh chụp năm 1902
Địa danh Sài Gòn
Khu vực bán đồ gốm và sành ở chợ Gò Vấp, khoảng 1930
Địa danh Sài Gòn
Chợ Gò Vấp năm 1930
Địa danh Sài Gòn
Hàng ăn trong chợ Gò Vấp, khoảng 1930

Trong các hoà ước thực dân Pháp ký với triều đình Huế, các điều khoản khá linh động, như hứa trả lại Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, giảm bớt tiền phạt chiến tranh, nhưng có một điều không đổi: Sài Gòn, Thủ Dầu Một và Mỹ Tho phải là của nước Pháp.

Địa danh Sài Gòn
Địa danh Sài Gòn

Nam Kỳ là thuộc địa (colony) chính thức của Pháp, triều đình Huế không được động vào. Đúng nghĩa là mất đứt hẳn, thành đất của nước khác. Nam Kỳ được thiết kế để trở thành một phần nước Pháp ở phương Đông. Các đơn vị hành chính của nhà Nguyễn cũng bị xóa, Pháp tự chia lại theo ý họ luôn. 

Pháp trực tiếp cai trị Nam Kỳ. Bên Pháp có gì thì Nam Kỳ sẽ được xây dựng theo như vậy. Vật liệu cũng chở từ bên kia qua. Tuy nhiên, để nhà cửa phù hợp với khí hậu bản địa thì sẽ điều chỉnh lại một chút, tạo thành kiến trúc Đông Dương.

Bên trong lòng xứ bảo hộ (protectorate) Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Triều đình Huế vẫn được tiếng cai trị chung hai Kỳ này nhưng thực tế thì vẫn do Pháp giám sát. Pháp chọn ra ba thành phố Hà Nội, Hải PhòngĐà Nẵng làm nhượng địa (concession), cũng do Pháp trực tiếp chăm sóc tận răng như Nam Kỳ. Một ví dụ về nhượng địa cho các bạn dễ hình dung là Hong Kong thuộc Anh.

Ở Pháp cũng chia ra hai phái cãi nhau nảy lửa xem nên cai trị các Kỳ này thế nào.

Phái thứ nhất theo kiểu đồng hoá, nghĩa là thuộc địa bắt buộc phải do mẫu quốc nuôi. Mẫu quốc Pháp sẽ có nhiệm vụ xây dựng, nâng cao chất lượng sống và đem văn minh đến cho nước Việt. Thay đổi phong tục và ngôn ngữ để họ trở thành người Pháp.

Phái thứ hai theo kiểu liên hiệp, nghĩa là không đủ tiền để làm việc đó, mấy ông nghĩ tiền nước Pháp nhiều như vỏ hến à? Tốt nhất là cứ dung hoà, chăm lo lợi ích người Pháp sống ở nước Việt và tôn trọng phong tục bản xứ. Không nên áp đặt sự thống trị.

Cuối cùng, sau khi cãi nhau, họ đã đưa ra một công thức chung cho chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam:

“Rất nhiều phụ thuộc, rất ít tự trị, một ít đồng hoá”

Để bắt đầu cai trị thì điều quan trọng nhất vẫn là tổ chức một bộ máy điều hành. Sài Gòn hồi đó vẫn vắng vẻ lắm. Trên diện tích 5,7 km2 (quận 1 và quận 3 ngày nay), người Pháp muốn tạo ra một kinh đô tiểu Paris. Họ chia Sài Gòn ra thành 80 ô phố theo hình bàn cờ. Thế nhưng, trước đó họ vẫn phải thuê căn nhà của một người họ Đoàn để làm văn phòng xử lý mọi việc. Tuy nhiên, đâu thể cứ ở mãi nhà thuê được. Việc xây dựng một tòa thị chính là điều cần thiết. 

Đã có một cuộc thi được tổ chức, rất nhiều bản thiết kế được gửi về và cũng có nhiều trận cãi nhau nổ ra. Suốt 30 năm tiến độ công việc giậm chân tại chỗ do người ta không quyết định được nên xây ra sao.

Địa danh Sài Gòn
Cầu thang dẫn lên lầu 1
Địa danh Sài Gòn
Đại sảnh ở tầng trệt
Địa danh Sài Gòn
tường và trần nội thất là những bức trang trí nghệ thuật

Cuối cùng nó cũng được khởi công xây dựng. Viên thị trưởng đã đồng ý với bản thiết kế bên ngoài, nhưng còn thiết kế nội thất bên trong lại tiếp tục cãi nhau, lại thêm lằng nhằng chuyện tiền bạc. Đầu tiên vẫn là tiền đâu mà. Tòa thị chính khốn khổ mãi 4 thập niên mới hoàn tất.

Lấy cảm hứng từ miền Bắc nước Pháp, tòa nhà có lầu chuông đúc cao có nóc nhọn. Nhà thờ phảng phất âm hưởng của văn hóa Pháp lẫn Ý thời Phục hưng. Có nữ thần Marianne khắc họa cho nước Pháp, có đứa bé kiềm chế dã thú và có những biểu tượng tượng trưng cho hành trình chinh phục thuộc địa của đế quốc Pháp.

Giờ bạn thấy khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ nó tiện lợi ra sao thì là do người ta đã tính toán từ xưa hết rồi. Sở dĩ họ chọn địa điểm dựng nên Tòa Thị Chính tại đây vì từ đó đi đến chỗ nào Sài Gòn cũng có khoảng cách hợp lý. Người dân bảo công trình mới này là xã Tây, đại khái là làng của Tây, nơi các quan Tây làm việc. Tuy nhiên, chỗ này không phải chỉ có nhiêu đó, nó còn là nơi triển lãm, nơi các nhân tài gặp nhau, và cũng là nơi tổ chức những kỳ thi công công (chẳng hạn cuộc thi nuôi con khỏe đẹp năm 1929).

Ngày nay dinh Xã Tây vẫn đứng sừng sững giữa Sài Gòn và vẫn hoạt động với tư cách trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Nói không quá thì đây là một trong những tòa nhà được thiết kế đẹp nhất và là linh hồn của Sài Gòn. Xin mượn hai câu trong Truyện Kiều để kết thúc bài viết này:

Rằng trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi

Nguyễn Du

Sơn hà bị rạch đôi. Trịnh và Nguyễn mỗi bên giữ một mảnh non sông. Trong cuộc chiến nhằm nhất thống thiên hạ này, bạn sẽ chọn ai làm chân chúa?

Thiết kế và dàn trang : Nhím

Chia sẻ câu chuyện này
Địa danh Sài Gòn
Địa danh Sài Gòn
Share