Tình hình chính trị và tôn giáo của Đại Việt khi các giáo sĩ Dòng Tên xuất hiện
Khi những giáo sĩ Dòng Tên đầu tiên đặt chân đến Đại Việt, mà nay là Việt Nam, thì đất nước lúc bấy giờ đang trong tình trạng chính trị phức tạp: ba dòng họ lớn là Trịnh, Nguyễn và Mạc tranh giành quyền lực trong khi ngai vàng trên danh nghĩa vẫn thuộc về nhà Lê. Họ Trịnh và họ Nguyễn chia nhau cai trị Đàng Ngoài (phương Bắc, tức Tonkin) và Đàng Trong (phương Nam, tức Cochinchine) – còn họ Mạc kiểm soát vùng lãnh thổ nằm ở phía Bắc Đàng Ngoài, tương ứng với tỉnh Cao Bằng bây giờ.
Tên gọi của vương quốc lúc bấy giờ là Đại Việt, ít được sử dụng trong tài liệu của các nhà truyền giáo châu Âu vì lẽ đất nước bị chia cắt. Họ thường dùng thuật ngữ Vương quốc Đàng Ngoài và Vương quốc Đàng Trong để chỉ hai miền Bắc hoặc Nam và đôi khi dùng thuật ngữ xứ An Nam để chỉ Đàng Trong như Borri, hoặc chỉ toàn bộ đất nước như Alexandre de Rhodes. Tình hình chính trị đã đặt ra điều kiện đặc biệt cho công cuộc truyền bá Phúc âm ở Đại Việt. Quả thật trong hơn hai thế kỷ, đã tồn tại đồng thời hai giáo đoàn trong cùng một đất nước, giáo đoàn Đàng Trong và giáo đoàn Đàng Ngoài, mỗi bên tự phát triển riêng.
Khi các giáo sĩ dòng Tên thiết lập cư sở vào thế kỷ 17 thì ở xứ An Nam đã có ba tôn giáo chính cùng tồn tại: đạo Phật, đạo Lão và đạo Khổng. Chúng được du nhập từ Trung Hoa và Ấn Độ. Tam giáo này và các tín ngưỡng trộn lẫn với nhau và đi vào đời sống thường nhật tới mức dường như không thể phân biệt tín ngưỡng tôn giáo du nhập với tín ngưỡng tổ tiên.
Cuối thế kỷ 19, một nhà quan sát nhận xét rằng:
“Tất cȧ tôn giáo này lẫn lộn, đan xen với những tập tục mê tín dị đoan và tạo nên một mớ hỗn độn các nghi lễ mâu thuẫn đến nỗi không thể nào tách bạch cái này với cái kia”.
Như Léopold Cadière (1869-1955), một cố đạo của Hội Thừa sai và một nhà Đông phương học cũng đã nhận xét tương tự:
“Ở An Nam tín ngưỡng chồng chéo và ảnh hưởng qua lại nhau; những thực hành ma thuật có tính chất tàn bạo nhất, dã man nhất tồn tại bên cạnh những tín ngưỡng có nghi thức vô cùng thuần khiết, có quan niệm vô cùng cao quý”.
Văn tự của người Việt
Chữ Hán du nhập vào Đại Việt cuối thế kỷ thứ 2 trước Công lịch, khi nhà Hán thôn tính vương quốc Nam Việt, trải dài từ miền Nam Trung Hoa ngày nay tới miền Bắc Việt Nam hiện giờ. Trong quá trình đô hộ vùng đất này, nhà Hán tiến hành Hán hóa nó. Mặc dù giành được độc lập vào năm 939 nhưng Đại Việt vẫn là chư hầu của Trung Hoa và triều cống nước này. Có hai ngôn ngữ mang tính diglossic ngoài những ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số: tiếng Việt và tiếng Trung. Mặt khác, trong quá tình tiếp xúc với tiếng Trung thì tiếng Việt có những thay đổi quan trọng về mặt từ vựng (hình thành từ vựng Hán Việt) và về mặt ngữ âm:
“Ảnh hưởng này [của tiếng Trung] thấy rõ ở sự vay mượn phần lớn từ vựng và ở sự biến đổi ngữ âm đặc biệt, hình thành các thanh điệu và chủ yếu là đơn âm tiết hóa. Những vay mượn xa xưa từ tiếng Trung đã thấm sâu vào hệ thống ngữ giai đoạn chịu ȧnh hưởng cuối cùng từ Trung Hoa được đặc trưng bởi yếu tố Hán – Việt đã ȧnh hưởng đáng kể lên hệ thống ngữ âm của tiếng Việt và làm giàu nó hơn, khiến nó xa cách hơn với các ngôn ngữ còn lại của nhóm Việt – Mường và ngữ hệ Nam Á.“
Sau khi giành độc lập, chữ Hán vẫn là chữ viết chính thống và là chữ của tầng lớp Nho sĩ. Nền giáo dục kiểu Hán và cách thức tuyển dụng quan lại bằng khoa cử vẫn được duy trì. Kể từ đó hai hệ chữ viết cùng tồn tại: chữ Hán được dùng trong văn kiện chính thức và chữ Nôm, chữ viết bình dân được sáng tạo trong khoảng thế kỷ 9 – 10 được dùng trong đời sống hằng ngày và trong cȧ văn chương. Quốc âm thi tập – Tập thơ bằng tiếng nói của dân tộc, được Nguyễn Trãi viết vào thế kỷ 15 – là nguồn tư liệu quan trọng nhất về tiếng Việt cổ viết bằng chữ Nôm.
Chữ Nôm được cấu tạo dựa trên chữ Hán; phải biết chữ Hán thì mới có thể đọc được chữ Nôm nhưng chừng đó chưa đủ để mô tả chữ Nôm: phải hiểu cấu tạo, diễn biến và nguồn gốc của nó nữa. Nguyên tắc cấu tạo chữ Nôm là mỗi chữ “tương ứng với một đơn vị chữ viết cụ thể, một đơn vị ngữ nghĩa tối thiểu và mỗi âm bằng một âm tiết”.
Hệ thống giáo dục của Việt Nam
Ở thời kỳ phong kiến, hệ thống giáo dục Việt Nam rập khuôn mô hình Trung Hoa, cũng như ở Nhật, Triều Tiên và nhiều nước láng giềng khác của Thiên triều. Chính thông qua giȧng dạy mà Nho giáo phát huy ảnh hưởng của nó, như học thuyết triết học và đạo đức, đối với cả hệ giá trị và tín ngưỡng của người Việt.
Năm 1075, dưới triều vua Lý Nhân Tông, khoa thi tuyển chọn quan lại đầu tiên được tổ chức và có sĩ tử đỗ. Nhà vua lệnh cho xây Văn miếu tại kinh thành Thăng Long vào năm 1076, công trình này được coi là “trường đại học đầu tiên” của Việt Nam.
Các kỳ thi cấp địa phương là nền tảng tuyển chọn quan lại cấp dưới; thể thức được soạn vào năm 1304 bao gồm bốn bài thi loại trực tiếp:
Năm 1374, dưới triều vua Trần Duệ Tông (1374-1377), kỳ thi được mở ba năm một lần: Thi Hương (cấp tỉnh), Thi Hội (cấp kinh thành) và Thi Đình (trong triều đình). Các sĩ tử đi thi thường đã theo học với thầy đồ ở làng. Đây là giai đoạn học viết thành thạo chữ Hán và học thuộc lòng Tứ thư và Ngũ kinh.
Vào thế kỷ 16, sau khi Nguyễn Hoàng mở cõi về phương Nam thì nhà Nguyễn ban đầu đã chiêu mộ các thủ lĩnh địa phương để quản lý vùng này. Mãi tới thời gian sau này việc quȧn lý những vùng đất vừa chinh phục mới được giao cho quan lại tiến thân bằng khoa cử. Năm 1646, khoa thi đầu tiên của Đàng Trong được tổ chức tại phủ chúa, những người đỗ đạt khoa thi này đã làm tới những chức quan cao nhất.
Kỳ thi cuối cùng ở Đàng Trong diễn ra dưới triều Nguyễn Phúc Thuần vào năm 1768. Sau cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn năm 1771, đất nước trải qua những biến động lớn làm xáo trộn triều chính và khoa cử. Trong tất cȧ kỳ thi tổ chức ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, sĩ tử phải viết hoàn toàn bằng chữ Hán, ngoại trừ dưới triều đại Tây Sơn, vua Quang Trung (1788 – 1792) đã cho phép làm bài thi bằng chữ Nôm.